Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một bài viết chất lượng lại không đạt được thứ hạng cao trên Google? Câu trả lời có thể nằm ở Source context – một yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và độ tin cậy của nội dung. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Source context và cách ứng dụng nó hiệu quả trong chiến lược SEO.
Source context là gì?
Source context (ngữ cảnh nguồn) là thông tin liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ và bối cảnh của một mẩu thông tin, dữ liệu hoặc nội dung nào đó. Đây là một công cụ hữu ích giúp chúng ta đánh giá chất lượng và độ tin cậy của thông tin.
Khi Google giới thiệu về E-E-A-T thì điều mà Google muốn tập trung là tìm kiếm ra nội dung đảm bảo được độ tin cậy (Trustworthiness). Ngoài ra, Họ cũng xử dụng nhiều tín hiệu ngữ cảnh để hiểu rõ hơn về ý định tìm kiếm của người dùng, chẳng hạn như vị trí địa lý, thiết bị sử dụng, lịch sử tìm kiếm để đưa ra kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa.
Source context bao gồm những yếu tố nào?
- Tác giả: Ai là người tạo ra nội dung? Tác giả có uy tín, chuyên môn trong lĩnh vực đó không? Lịch sử viết lách của họ như thế nào?
- Tổ chức: Nội dung được tạo ra bởi tổ chức nào? Tổ chức đó có uy tín, độc lập không? Họ có động cơ nào khi chia sẻ thông tin này?
- Mục đích: Mục đích của nội dung là gì? Để cung cấp thông tin, giải trí, thuyết phục, hay quảng cáo?
- Đối tượng: Nội dung được hướng đến đối tượng nào? Cộng đồng chuyên môn, công chúng rộng rãi, hay một nhóm người cụ thể?
- Thời gian: Nội dung được tạo ra khi nào? Thông tin có còn cập nhật không?
- Nơi chốn: Nội dung được tạo ra ở đâu? Có liên quan đến sự kiện, địa điểm nào cụ thể không?
- Nguồn tham khảo: Nội dung có trích dẫn nguồn tham khảo không? Các nguồn tham khảo đó có đáng tin cậy không?
Ví dụ:
- Bài báo: Source context của một bài báo bao gồm tác giả, tạp chí đăng tải, ngày xuất bản, lĩnh vực nghiên cứu và những nguồn tham khảo được sử dụng.
- Hình ảnh: Source context của một hình ảnh có thể bao gồm người chụp ảnh, người, vật trong ảnh, thời điểm chụp, địa điểm chụp và mục đích ban đầu của bức ảnh.
- Bài đăng trên mạng: Source context bao gồm website, tác giả (nếu có), ngày đăng và những liên kết đến các nguồn thông tin liên quan.
Tại sao source context lại quan trọng?
Google luôn hướng tới việc cung cấp cho người dùng những kết quả tìm kiếm chính xác và chất lượng nhất. Để làm được điều này, Google cần đánh giá được độ tin cậy của từng trang web.
Nếu bạn đã từng nghiên cứu kỹ về hướng dẫn của Google về “Tạo nội dung hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người” bạn sẽ thấy rằng Google đang cố gắng để “tìm kiếm nguồn tin có độ tin cậy cao”. Source context giúp Google thực hiện điều này thông qua việc:
Đánh giá độ tin cậy: Hiểu rõ source context giúp Google đánh giá được liệu nội dung có đáng tin cậy hay không. Ví dụ, một bài báo khoa học được công bố trên một tạp chí uy tín thường có độ tin cậy cao hơn so với một bài viết trên một blog cá nhân.
Phát hiện thông tin sai lệch: Bằng cách phân tích source context, Hệ thống xếp hạng của Google có thể phát hiện ra những thông tin sai lệch, bịa đặt hoặc có thiên kiến.
Đánh giá tính khách quan: Source context giúp thuật toán Google đánh giá được tính khách quan của nội dung. Ví dụ, một bài báo được tài trợ bởi một công ty có thể có thiên hướng quảng cáo cho sản phẩm của công ty đó.
So sánh thông tin: Khi có nhiều nguồn thông tin khác nhau về cùng một vấn đề, source context giúp Google so sánh và đối chiếu để tìm ra thông tin chính xác nhất.
Áp dụng Source Context để tối ưu SEO cho website
Xây dựng uy tín cho tác giả
Tác giả cần thể hiện được kinh nghiệm, chuyên môn về chủ đề của bài viết
Giới thiệu bản thân: Giới thiệu rõ ràng về bản thân hoặc tổ chức của bạn, bao gồm kinh nghiệm, chuyên môn và các thành tựu liên quan đến chủ đề bài viết.
Sử dụng hình ảnh đại diện: Google có thể nhận diện được khuôn mặt trên hình ảnh. Nếu bạn sử dụng công cụ Google lens hoặc tìm kiếm bằng Google hình ảnh thì bạn sẽ thấy Google có thể nhận diện rất tốt về hình ảnh, nội dung của hình ảnh, các vật thể bối cảnh. Dựa trên dữ liệu lớn Google có thể xác định được “danh tính” người trong ảnh.
Liên kết đến các profile cá nhân: Liên kết đến các profile của “bạn”tác giả: trên các mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn, Facebook, X (Twitter)… nơi mà tác giả thể hiện được chuyên môn, kinh nghiệm, sở thích…Nơi mà tác giả hoạt động “thường xuyên.”tích cực”. Hãy xem cách Elon Musk hoạt động trên X. Và khi tìm “Elon Musk” trên Google, bạn sẽ thấy ngay dòng trạng thái mới nhất của ông này.
Cung cấp thông tin chi tiết về nguồn tin (source)
Trích dẫn nguồn: Khi sử dụng thông tin từ các nguồn khác, hãy trích dẫn rõ ràng nguồn gốc. Điều này giúp người đọc xác minh thông tin và tăng độ tin cậy cho bài viết.
Liên kết đến các nguồn tham khảo: Liên kết đến các bài báo, nghiên cứu hoặc website uy tín liên quan đến chủ đề bài viết.
Sử dụng hình ảnh có bản quyền: Nếu sử dụng hình ảnh, hãy đảm bảo rằng bạn có quyền sử dụng hoặc trích dẫn nguồn gốc của hình ảnh.
Xây dựng liên kết nội bộ
Liên kết đến các bài viết liên quan: Liên kết nội bộ giúp người đọc dễ dàng tìm thấy các thông tin liên quan, điều này tạo nên sự toàn diện cho chủ đề bài viết và website. Có thể bạn đã từng nghe về topic cluster (cụm chủ đề) rồi nhỉ?
Sử dụng anchor text phù hợp: Anchor text (văn bản liên kết) nên chứa từ khóa liên quan đến nội dung của trang đích. Phần văn bản liên kết này cung cấp cho Google hiểu một chút về nội dung và ý nghĩa của trang đích được liên kết đến.
Biến bài viết/website của bạn thành nguồn tin
Để biến bài viết hoặc website của bạn thành một nguồn tin đáng tin cậy, bạn cần xây dựng một thương hiệu cá nhân hoặc thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ, đồng thời tạo ra nội dung chất lượng, có giá trị và phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Bằng cách tham gia vào các diễn đàn và nhóm liên quan đến lĩnh vực của bạn để chia sẻ kiến thức và kết nối với những người có cùng sở thích. Bạn sẽ dần gây dựng được cộng đồng xung quanh website của bạn, những người tiếp nhận và lan truyền nội dung của bạn.
Lời kết
Source context đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Google hiểu rõ hơn về website của bạn và xếp hạng nó một cách chính xác.
Bằng cách hiểu rõ và áp dụng source context một cách hiệu quả, bạn có thể giúp website của mình đạt được thứ hạng cao trên Google và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.