Search intent là gì? Cách tạo nội dung đúng ý định tìm kiếm

Search intent là một trong những khái niệm cốt lõi trong SEO và content marketing hiện nay. Việc hiểu rõ và đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng là chìa khóa để tạo ra nội dung chất lượng, thu hút và tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…

Search intent là gì?

Search intent (ý định tìm kiếm) đơn giản là lý do tại sao một người thực hiện tìm kiếm cụ thể trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Đó là mục tiêu mà người dùng muốn đạt được thông qua việc tìm kiếm đó.

Tại sao Search intent lại quan trọng?

Qua nhiều năm làm SEO, trải qua nhiều dự án với số lượng content (bài viết) gần cán mốc 10.000 bài mình nhận thấy search intent ngày càng quan trọng không chỉ đối với các công cụ tìm kiếm mà còn tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cải thiện trải nghiệm người dùng: Khi nội dung của bạn đáp ứng chính xác nhu cầu của người dùng, họ sẽ ở lại lâu hơn trên trang web của bạn và có khả năng tương tác cao hơn. Họ sẽ đánh giá cao kinh nghiệm và chuyên môn của người viết (tác giả) cũng như Website đăng tải bài viết đó. Qua đó mà xây dựng được uy tín, lòng tin của người đọc.

Tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: Google luôn ưu tiên những trang web cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với ý định của người dùng. Khi người dùng ở lại trên trang lâu hơn, tương tác với nội dung nhiều hơn thì Google hiểu rằng đây là một nội dung hữu ích và có giá trị với người dùng. Google sẽ tăng hạng nội dung đó trên trang kết quả tìm kiếm

Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Nếu bạn đang kinh doanh, việc hiểu rõ ý định tìm kiếm sẽ giúp bạn tạo ra nội dung bán hàng hiệu quả hơn, thúc đẩy người dùng thực hiện hành động mua hàng.

Các loại Search intent phổ biến

Ý định tìm kiếm thông tin (Informational):

Người dùng muốn tìm hiểu về một chủ đề, thông tin cụ thể.

Ví dụ: “SEO là gì?”, “Cách giảm cân hiệu quả”

Nội dung phù hợp: Bài viết hướng dẫn, bài blog, video giải thích về “Cách giảm cân hiệu quả”

Ý định tìm kiếm điều hướng (Navigational):

Người dùng muốn tìm một trang web cụ thể.

Ví dụ: “Facebook”, “Gmail” hoặc các từ khóa có chưa tên của website trong đó.

Nội dung phù hợp: Trang chủ của website, các trang sản phẩm/dịch vụ chính.

Ý định tìm kiếm giao dịch (Transactional):

Người dùng muốn thực hiện một hành động mua sắm hoặc tìm kiếm dịch vụ.

Ví dụ: “Mua giày thể thao”, “Đặt vé máy bay”

Nội dung phù hợp: Trang sản phẩm, trang giỏ hàng, trang thanh toán.

Ý định tìm kiếm địa điểm (Local):

Người dùng muốn tìm kiếm một địa điểm cụ thể hoặc địa điểm gần họ.

Ví dụ: “Nhà hàng sushi gần đây”, “sửa chữa điện thoại cầu giấy”

Nội dung phù hợp: Bài viết có chưa địa điêm trong tiêu đề, Google My Business, trang địa điểm chi tiết.

Cách xác định Search intent

Google phát triển thuật toán của họ để hiểu nội dung và mục đích ẩn sau các từ khóa (truy vấn) của người dùng. Thậm chí họ cũng đang phát triển các thuật toán dự đoán trước các nội dung mà người dùng muốn đọc, tìm hiểu sau khi tìm kiếm để đưa ra các “đề xuất” tự nhiên hoặc quảng cáo.

Nên người viết nội dung cần phải hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng để có thể cung cấp được nội dung tốt hơn, toàn diện để bao quát được chủ đề mà người dùng đang tìm kiếm.

Phân tích từ khóa: Dựa trên cấu tạo của từ khóa để xác định loại search intent phù hợp.

Phân tích SERP: Xem xét các trang web đang xếp hạng top 10 cho từ khóa đó và phân tích nội dung của họ.

Qua những gì Google đề xuất: Hãy thử tìm kiếm từ khóa đó trên Google và quan sát những gì mà Google đề xuất cho bạn:

Google Suggest (Tự động đề xuất tìm kiếm)

Khi gõ bất kỳ từ khóa nào vào thanh tìm kiếm, Google sẽ hiển thị các từ khóa được những người dùng trước đó đã tìm kiếm. Những từ khóa này Google đã có sẵn những kết quả phù hợp giúp họ tiết kiệm tài nguyên trong việc truy xuất kết quả tìm kiếm.

google de

People also ask (Mọi người cũng hỏi)

Liên quan đến chủ đề mà người dùng đang tìm kiếm họ thường có những thắc mắc gì? Bạn có thể cân nhắc việc đưa các nội dung này vào trong bài viết hoặc xây dựng phần FAQs (các câu hỏi thường gặp) trong bài viết và giải đáp chúng.

moi nguoi hoi

People also search for (Mọi người cũng tìm kiếm)

Phần này cho biết những nội dung mà nhưng người dùng tương tự đang tìm kiếm về chủ đề này hoặc sẽ tìm kiếm tiếp sau đó (refine). Nếu từ khóa ban đầu quá chung chung để hiểu ý định tìm kiếm là gì thì các đề xuất này giúp bạn đi vào ý định rõ ràng hơn.

moi nguoi cung tim kiem


Hãy sử dụng các thông tin này để cung cấp thêm các thông tin có giá trị cho người dùng trong bài viết của bạn.

Đặt mình vào vị trí người dùng: Tưởng tượng bạn là người đang tìm kiếm thông tin đó, bạn sẽ muốn tìm gì? Bạn muốn đọc hay tiếp cận loại thông tin nào? Bạn muốn đọc một bài viết, xem một video, hay muốn được đề xuất địa điểm gần đây được đánh giá cao?

Cách tạo nội dung đúng ý định tìm kiếm

Sau khi đã hiểu được các ý định tìm kiếm của người dùng đối với nhóm từ khóa cần SEO. Bạn cần tiến hành việc xây dựng giàn ý bài viết và triển khai việc sản xuất nội dung phù hợp.

Nội dung bạn viết cần đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của số đông người dùng. Hãy đưa các thông tin quan trọng ngay sát phần đầu tiên của nội dung. Đừng viết một bài viết dài lê thê rồi đặt nội dung quan trọng nhất ở dưới hoặc “ẩn dấu” chúng ở nơi không ai thấy. Người dùng ngày càng ít kiên nhẫn, họ sẽ thoát khỏi website nếu không thấy nội dung họ cần trong một vài giây đọc lướt qua bài viết.

Ví dụ:

Nếu bạn muốn tạo nội dung cho từ khóa “cách nấu phở bò”, bạn cần:

  • Xác định ý định: Người dùng muốn tìm hiểu cách nấu phở bò, có thể là người mới bắt đầu hoặc muốn tìm công thức nấu ăn mới.
  • Tạo nội dung: Viết một bài hướng dẫn chi tiết, bao gồm danh sách nguyên liệu, cách chuẩn bị, các bước nấu ăn, hình ảnh minh họa.
  • Tối ưu hóa: Sử dụng các từ khóa liên quan như “công thức phở bò”, “nấu phở tại nhà”, “nguyên liệu nấu phở”.

Kết luận

Hiểu rõ search intent là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ người làm content marketing nào. Bằng cách tạo ra nội dung đáp ứng chính xác nhu cầu của người dùng, bạn sẽ không chỉ tăng lượng truy cập vào website mà còn xây dựng được uy tín và lòng tin của khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận