Authority và Domain Authority trong SEO là gì?

Khi làm SEO bạn sẽ gặp các thuật ngữ rất quan trọng liên quan đên Authority như bộ tiêu chí E-E-A-T (Experience, Expertise, Authoritativeness, and Trust), Domain Authority (DA), Topical Authority hay Authority site.

Vậy thực chất Authority trong SEO là gì? Domain Authority là gì? Tác dụng của chúng trong SEO như thế nào?

Authority là gì?

Thuật ngữ Authority được đa số mọi người dịch là Thẩm Quyền. Vậy khái niệm này được hiểu như thế nào?

Theo định nghĩa của từ điển tiếng việt chúng ta có 2 ý về thẩm quyền:

  • Quyền xem xét, quyết định
  • Tư cách về chuyên môn để xem xét, quyết định

Theo quan điểm trong luật pháp thì quan điểm về thẩm quyền như sau:

“Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.

Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính. Trong mỗi ngành, thẩm quyền được phân định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành…”

Nguồn: https://luatminhkhue.vn/tham-quyen-la-gi—quy-dinh-phap-luat-ve-tham-quyen.aspx

Có thể đến đây bạn đã bắt đầu hình dung phần nào khái niệm về Authority rồi. Hãy cùng đi sâu hơn về Authority trong SEO dưới góc nhìn của Google nhé.

Authority trong SEO là gì?

Trong các tài liệu của Google, Authority hay Authoritativeness được dịch là tính xác thực, xác đáng, có căn cứ. Rất nhiều chủ đề sẽ không có nguồn thông tin chính thức.

Theo như tài liệu của google Search Quality Rater Guidelines trang 26

Authoritativeness: Consider the extent to which the content creator or the website is known as a go-to source for the topic. While most topics do not have one official, Authoritative website or content creator, when they do, that website or content creator is often among the most reliable and trustworthy sources. For example, a local business profile page on social media may be the authoritative and trusted source for what is on sale now. The official government page for getting a passport is the unique, official, and authoritative source for passport renewal.

Tạm dịch: (By Google dịch)

Tính có thẩm quyền: Xem xét mức độ mà người tạo nội dung hoặc trang web được coi là “nguồn gốc” cho chủ đề. Mặc dù hầu hết các chủ đề không có một trang web hoặc người tạo nội dung chính thức, có thẩm quyền, nhưng khi có, trang web hoặc người tạo nội dung đó thường nằm trong số những nguồn uy tín và đáng tin cậy nhất. Ví dụ: trang hồ sơ doanh nghiệp địa phương trên phương tiện truyền thông xã hội có thể là nguồn có thẩm quyền và đáng tin cậy cho những gì hiện đang được bán. Trang chính thức của chính phủ để nhận hộ chiếu là nguồn duy nhất, chính thức và có thẩm quyền để gia hạn hộ chiếu.

Các ví dụ về tính thẩm quyền của Website.

  • Đối với thông tin về sản phẩm thì nhà sản xuất là nơi có thẩm quyền công bố về thông số kỹ thuật của sản phẩm đó.
  • Đối với các thông tin về sức khỏe thì bệnh viện hoặc bác sỹ là người có thẩm quyền hơn các blogger.
  • Đối với các thông tin về luật thì các website của nhà nước, website tòa án sẽ có thẩm quyền cao nhất, tiếp đó đến các văn phòng luật sư và luật sư.
  • Đối với một thông tin địa phương thì một website địa phương sẽ được ưu tiên hơn.

Như vậy tính Authority của một website sẽ thay đổi theo lĩnh vực, ngành và có thể cả vị trí địa lý. Một website có thể có Authority cao ở lĩnh vực tài chính nhưng Authority sẽ thấp ở mảng sức khỏe.

Domain Authority là gì?

Domain Authority là chỉ số do Moz đưa ra để đánh giá sức mạnh website nhằm dự đoán khả năng xếp hạng của website đó trên kết quả tìm kiếm. DA có giá trị từ 0-100. Website có chỉ số DA càng cao thì càng mạnh, càng uy tín.

Dưa trên khái niệm của Google, Một website Authority là nguồn gốc (source) của thông tin, Khi đã là nguồn sẽ có nhiều website khác trích dẫn và trỏ link về. Vì vậy số lượng và chất lượng backlink là chỉ số chính tác động đến Domain Authority.

Một website mới tinh sẽ có số điểm số DA =1, Khi có backlink từ các website khác trỏ về thì DA bắt đầu tăng lên, Backlink từ website có DA càng cao càng tốt. Trong số link Dofollow sẽ cao hơn link Nofollow.

Có nhiều yếu tố khác nữa tác động đến chỉ số DA của một website tuy nhiên, Dựa vào yếu tố là Backlink mà nhiều người có những thủ thuật tăng DA nhanh chóng.

Một hạn chế của DA là không có chỉ số DA riêng cho từng ngành, mà Moz chỉ đưa ra 1 chỉ số DA duy nhất. Google không xử dụng DA để đánh giá chất lượng website nên đây chỉ là một chỉ số để các bạn làm SEO tham khảo. Chính vì vậy mà bạn thấy một website có DA thấp vẫn có thể rank top cao hơn website DA khác cao hơn.

Kết luận

Hy vọng với các thông tin trên bạn đã hiểu thêm về Authority trong SEO, Nếu có gì chưa rõ bạn có thể trao đổi thêm với mình ở dưới phần comment. Trong các bài sau mình sẽ nói thêm về cách xây dựng Authority cho website bằng Topical Authority nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận