Mỗi năm vài lần Google sẽ tiến hành các cập nhật liên quan đến nội dung đánh giá sản phẩm “product reviews”. Những cập nhật này ảnh hưởng trực tiếp đến các website thương mại điện tử và niche site affiliate (website tiếp thị liên kết).
Trong bài viết này mình cùng đánh giá qua các nội dung mà Google đưa ra về Cách viết bài đánh giá hữu ích cho sản phẩm và những cập nhật quan trọng trước đó.
Theo câp nhật gần đây của Google về Tạo nội dung hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người họ đã bổ sung thêm nội dung về Ai, Cách thức và Lý do (Who, How and Why) nên mình sẽ dùng góc nhìn này để phân tích.
Ai – Who là người viết reviews
Đây là tiêu chí thể hiện rõ nhất tác động của E-E-A-T đến việc xếp hạng nội dung bài viết và website của bạn.
Diễn giải/ Ví dụ | |
---|---|
Một nhân viên giàu kinh nghiệm của một người bán đưa ra hướng dẫn cho người mua sắm về các sản phẩm cạnh tranh với nhau. | Nhân viên của Điện máy xanh đánh giá sản phẩm |
Một người viết blog đưa ra ý kiến độc lập về sản phẩm. | Các blogger – cá nhân viết bài đánh giá trên blog của họ |
Một nhân viên biên tập tại một trang web tin tức hoặc trang web xuất bản khác. | Các biên tập viên của các báo như dantri, vnexpress hoặc tinhte, wikipedia … viêt bài đánh giá, xếp hạng. |
Các bạn có thể thấy Google mong muốn rằng “con người” chứ không phải AI sẽ là người viết những bài đánh giá sản phẩm.
How – Cách thức
Có 3 dạng nội dung phổ biến thường được sử dụng để đánh giá sản phẩm:
- Xếp hạng sản phẩm – Toplist : Các bài best, best x for y.
- Đánh giá riêng việt sản phẩm: Bài review
- So sánh 2 hoặc 3 sản phẩm: Bài Comparison, X vs. Y
Và dưới đây là một số phương pháp hay nhất bạn cần thể hiện trong bài đánh giá sản phẩm.
Diễn giải/ Ví dụ | |
---|---|
Đánh giá sản phẩm dưới góc nhìn của người dùng. | Bạn viết đánh giá với tư cách là người sử dụng, điều này phân biệt với góc nhìn của người bán hàng hoặc nhà quảng cáo. |
Chứng minh rằng bạn hiểu rõ các sản phẩm mà mình đánh giá – thể hiện rằng bạn là một chuyên gia. | Để đánh giá thuyết phục bạn phải có chuyên môn, kinh nghiệm về sản phẩm đó. VD: Duy Thẩm đánh giá điện thoại sẽ đang tin hơn là đi đánh giá ô tô hoặc review đồ ăn. |
Đưa ra bằng chứng dưới dạng hình ảnh, âm thanh hoặc đường liên kết khác về trải nghiệm của chính bạn đối với sản phẩm, qua đó góp phần chứng minh chuyên môn của bạn và tăng tính xác thực cho bài đánh giá của bạn. | Bạn có thể chụp ảnh, quay video, ghi âm lại quá trình sử dụng, trải nghiệm sản phẩm. Đây là bằng chứng tin cậy, việc copy ảnh của nhà sản xuất và người khác có thể khiến nội dung không đáng tin. |
Cung cấp số liệu định lượng về mức độ hiệu quả của sản phẩm theo nhiều tiêu chuẩn. | Bạn sử dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn nào để đánh giá và xếp hạng một sản phẩm. |
Giải thích đặc điểm khiến sản phẩm khác biệt với đối thủ cạnh tranh. | Khi so sánh 2 sản phẩm, điểm khác biệt của chúng là gì? |
So sánh với sản phẩm tương đồng để giúp người mua sắm cân nhắc lựa chọn, hoặc giải thích sản phẩm nào phù hợp nhất cho mục đích hay trường hợp cụ thể. | So sánh các sản phẩm tương đồng chẳng hạn về mức giá, mục đích sử dụng, cùng kích thước hoặc tính năng… |
Trình bày lợi ích và hạn chế của một sản phẩm cụ thể dựa trên thông tin do chính bạn tìm tòi ra. | Đưa ra Pros and Cons của sản phẩm dựa trên trải nghiệm của bạn. |
Mô tả xem sản phẩm này có gì khác với các phiên bản hoặc mẫu trước đây nhằm cung cấp thông tin về những điểm cải tiến của sản phẩm, giải thích các vấn đề liên quan hoặc cung cấp thông tin khác giúp người dùng ra quyết định mua hàng. | Nội dung này có thể trong bài reviews hoặc bài so sánh sản phẩm. VD: iPhone 14 hơn iPhone 12-13 ở những điểm gì? Cái gì cải tiến hơn? |
Xác định các tiêu chí chính cần cân nhắc khi lựa chọn mua loại sản phẩm này và đánh giá sản phẩm theo những tiêu chí đó. Ví dụ: trong một bài đánh giá ô tô, bạn có thể xác định rằng những yếu tố chính để ra quyết định bao gồm khả năng tiết kiệm nhiên liệu, mức độ an toàn và cách vận hành, sau đó bạn có thể đánh giá chiếc ô tô theo những tiêu chí đó. | Phần này tương ứng với Buying guide hay các yếu tố cần cân nhắc khi mua. VD: Mua điện thoại thì có thể cân nhắc đến thương hiệu, mức giá, cấu hình, camera… |
Mô tả các lựa chọn quan trọng trong quá trình thiết kế sản phẩm và tác động của những lựa chọn đó đối với người dùng (ngoài thông tin của nhà sản xuất). | Đưa thêm các điểm độc đáo của sản phẩm dưới góc nhìn của bạn. Ví dụ: Tôi thích sản phẩm này vì nó có A. B, C.. |
Cung cấp đường liên kết tới các tài nguyên hữu ích khác để giúp người đọc đưa ra quyết định (có thể là tài nguyên của bạn hoặc của các trang web khác). | Link đến các nội dung tham khảo, video, bài báo để thể hiện nội dung bạn đề cập như một bằng chứng. |
Cân nhắc việc cung cấp đường liên kết đến nhiều người bán để người đọc có thể tự chọn người bán mà họ muốn. | Liên kết thêm đến các nhà bán khác không chỉ link đến Amazon mà có thể thêm Ebay, Walmart… |
Khi đề xuất một sản phẩm tốt nhất nói chung hoặc tốt nhất cho một mục đích cụ thể, hãy đưa ra lý do khiến bạn coi sản phẩm đó là tốt nhất kèm theo bằng chứng thực tế của bạn. | Best product hoặc best x for y cần đưa ra lý do kèm bằng chứng. Ví dụ: Điện thoại này chơi game tốt vì cấu hình cao, trải nghiệm không bị giật lag… |
Đảm bảo có đủ nội dung hữu ích trong các danh sách xếp hạng để những danh sách đó có thể đứng độc lập, ngay cả khi bạn chọn viết từng bài đánh giá sản phẩm chuyên sâu riêng biệt cho từng sản phẩm đề xuất. | Đối với các danh sách xếp hạng (toplist) thì cần đưa ra lý do lựa chọn sản phẩm đó. Ví dụ: Tóp tắt lợi ích vào điểm mạnh của từng sản phẩm. |
Why – Tại sao
Google hiểu rõ các nội dung (bài viết/ Video) đánh giá sản phẩm thường sử dụng với mục đích tiếp thị liên kết (affiliate). Khi người dùng click vào link và mua hàng thì người viết bài nhận được hoa hồng (phần thưởng).
Vì quá tập trung vào mục tiêu kiếm tiền mà rất nhiều website affiliate chất lượng thấp được tạo ra hàng loạt bằng cách sao chép, cóp nhặt và không có giá trị tăng thêm nào. Nếu bạn đang làm theo cách này thì website của bạn sẽ bị đánh dấu là nội dung rác.
Kết luận
Google xem việc kiếm tiền từ affiliate là điều bình thường, Bạn không cần phải che dấu link tiếp thị liên kết vì sợ bị phạt.
Các bài viết đánh giá cần tập trung vào chất lượng và độ độc đáo của nội dung thay vì độ dài. Giá trị gia tăng nghĩa là những tính năng hoặc nội dung bổ sung hữu ích, chẳng hạn như thông tin bổ sung về giá, nơi mua hay danh mục sản phẩm. (xem thêm)
Nếu bạn có góc nhìn khác về các tiêu chí đánh giá của Google hãy bình luận ở phía dưới nhé!