Viết bài chuẩn SEO là kỹ thuật viết content giúp bài viết của bạn xuất hiện trên top đầu kết quả tìm kiếm của Google, Bing…, Làm cách nào để viết nội dung được chuẩn SEO và xếp hạng cao hơn trên Google tìm kiếm?
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tối ưu SEO cho tổng thể cũng như từng bài viết cho website, mình xin chia sẻ Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO từ A đến Z mà hiện nay mình đang áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Bối cảnh SEO 2024
Sau đợt Google update vừa qua, Google tiến hành song song 2 bản cập nhật nhằm mục tiêu:
- Cải thiện xếp hạng chất lượng : Cải tiến về mặt thuật toán cho hệ thống xếp hạng cốt lõi để đảm bảo hiển thị thông tin hữu ích nhất và giảm nội dung không nguyên gốc trong kết quả tìm kiếm.
- Chính sách spam mới và cải tiến : Cập nhật chính sách spam của mình để loại nội dung có chất lượng thấp nhất ra khỏi Tìm kiếm.
Nhiều Website trong bị ảnh hưởng ngay trong ngày đầu cập nhật, nhẹ thì giảm traffic, nặng thì mất index toàn bộ. Như vậy, chất lượng nội dung vẫn là điều mà Google đang theo đuổi.
Bài viết này mình chia sẻ lại quy trình hiện tại mình vẫn đang áp dụng để Audit lại nội dung của các website mình quản lý (cho cá nhân, công ty và dự án). Hy vọng hỗ trợ hữu ích cho các bạn.
Bài viết chuẩn SEO là gì?
Bài viết chuẩn SEO là bài viết được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc Tạo nội dung hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người của Google. Bài viết này sẽ thu hút và giữ chân người đọc, đồng thời được Google đánh giá cao và xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Như vậy, Bài viết hay content chuẩn SEO sẽ cần được tối ưu hóa cả về chất lượng nội dung và kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu của công cụ tìm kiếm – Google.
Ngoài ra, Google đang cố gắng hoàn thiện các thuật toán nhằm tìm ra nội dung đáp ứng “tốt nhất” ý định tìm kiếm của người dùng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (từ khóa) một cách tin cậy, an toàn và nhanh chóng nhất.
Nên điều tiên quyết cần thiết cho một bài viết chuẩn SEO chính là : Đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.
Bài viết chuẩn SEO mẫu
Nếu bạn đang muốn xem một bài viết chuẩn SEO trông như thế nào thì rất đơn giản. Bạn hãy search từ khóa bất kỳ trên công cụ tìm kiếm – Google. Bài viết nào ở trong top 10, Content nào ở trên trang 1, thì content, bài viết đó là chuẩn SEO – Theo tiêu chí đánh giá của Google ở giai đoạn đó.
Hãy thử tìm kiếm một số từ khóa và trải nghiệm nhé.
- Cách target người Việt
- Download Screaming Frog 19.8
Các tiêu chí đánh giá bài viết chuẩn SEO
Một điều nhiều người hay nhầm lẫn là lấy điểm số của các công cụ như Rankmath SEO, Yoast SEO hoặc các plugin SEO để đánh giá mức độ chuẩn SEO của bài viết.
Mình không phủ nhận tính hiệu quả và hỗ trợ việc tối ưu SEO của các công cụ này, vì bản thân mình vẫn đang sử dụng. Tuy nhiên, mình chỉ lấy đó để tham khảo và không bắt buộc bài viết phải đạt 80 – 90 hoặc 100 điểm. Mình thường đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Tiêu đề thu hút, tạo được kỳ vọng về nội dung chất lượng
- Nội dung đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tìm kiếm.
- Cung cấp thông tin hữu ích và chất lượng
- Bố cục rõ ràng, logic, dễ đọc hiểu.
- Sử dụng các thẻ heading tags (H1, H2, H3…) hợp lý.
- Sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và phù hợp.
- Sử dụng hình ảnh mình họa phù hợp
- Liên kết đến các nội dung liên quan
- Mật độ từ khóa một cách tự nhiên (1-3%) không spam.
7 Bước viết Content chuẩn SEO cho website
Quy trình 7 bước này mình sử dụng cho cả việc viết bài mới và audit lại nội dung các bài đã viết để cải thiện thứ hạng từ khóa. Hãy cùng đi chi tiết và từng bước nhé!
Xác định các từ khóa sẽ rank top cho bài viết
Trong kế hoạch SEO mình thường sẽ có Sheet quản lý bài viết thể hiện các cột [từ khóa chính, từ khóa phụ, lượng tìm kiếm, độ khó, ý định tìm kiếm và trang đích]
Như vậy, Trước khi viết bài mình đã xác định được bài viết đó sẽ SEO cho từ khóa nào, điều này giảm thiểu việc viết nội dung trùng lặp tốn thời gian, ngân sách của dự án.
Mình có 2 phương pháp chọn từ khóa chính:
- Chọn từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất
- Chọn từ khóa có lượng tìm kiếm cao và mức độ cạnh tranh phù hợp.
Mức độ cạnh tranh mình vẫn tham khảo chỉ số KD của SEMrush, tuy chỉ là tương đối nhưng tiết kiệm được thời gian. Chi tiết hơn thì có thể sử dụng Allintitle hoặc chỉ số Keyword Golden Ratio (KGR) – Bạn Google nhé!
Mình sử dụng từ khóa chính để xác định mật độ từ khóa và điểm SEO của bài viết, sử dụng ở các vị trí có trọng số SEO cao.
PHÂN TÍCH Ý ĐỊNH TÌM KIẾM CỦA NGƯỜI DÙNG
Hàng ngàn người cùng gõ một từ khóa lên tìm kiếm trong 1000 người đó sẽ có các nhóm “ý định tìm kiếm” khác nhau. Nếu muốn xếp hạng cao trên tìm kiếm thì bài viết phải cung cấp nội dung đáp ứng tối đa ý định tìm kiếm của người dùng.
Nếu chỉ đáp ứng 1 hoặc vài ý định tìm kiếm bạn chỉ có thể xếp hạng cho các “từ khóa đuôi dài” hay “từ khóa ngách”.
Việc xác định ý định tìm kiếm cũng giúp định hướng được nội dung viết cho ai? giải quyết những vấn đề gi? Và khi viết không bị sai ý, viết lan man.
Để xác định rõ được search intent mình sử dụng 3 bước:
- Việc search trực tiếp từ khóa trên Google giúp mình phần nào nắm bắt ý định tìm kiếm, loại trang, loại nội dung sẽ được xếp hạng. Định hình tiêu đề và mô tả cho bài viết của mình để nổi bật và thu hút hơn.
- Đọc lướt các bài đang được xếp hạng cao nhất để có cái nhìn tổng quát về ý chính sẽ triển khai trong bài viết . Phần này cũng yêu cầu chọn lọc bởi nhiều trang viết “rất thừa”, rất có thể bạn lấy các nội dung không phù hợp.
- Chat với AI, Gemini hoặc ChatGPT theo prompt: Dự đoán các search intent của người dùng khi tìm kiếm các từ khóa: {danh sách từ khóa}
Ngoài ra, ý định tìm kiếm cũng thay đổi theo thời gian, điều này khiến các nội dung từng xếp hạng cao trên tìm kiếm sau vài tháng, vài năm bị tụt top. Nếu gặp tình trạng này thì cần cập nhật thêm các thông tin mới cho bài viết hoặc thay đổi bố cục.
Lập dàn ý cho bài viết
Sau khi đã hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng và các ý chính của các bài viết đang xếp hạng cao mình sẽ lập dàn ý chi tiết cho bài viết.
Thường bài viết có 3 phần cơ bản như bạn học văn ở tiểu học Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Mở bài: Thường viết 1-2 đoạn ngắn gợi mở vấn đề.
Thân bài: Sắp xếp bố cục nội dung chính bằng các thẻ heading phù hợp. Các nội dung được nhiều người quan tâm mình cho lên đầu tiên. Sau đó bố cục logic nhất có thể.
- Sử dụng từ thẻ H2
- Thẻ H3 là thẻ con của H2
- Thẻ H4 hoặc In đậm là ý con của thẻ H3
Kết bài: Cũng 1-2 đoạn ngăn tóm lược lại nội dung bài.
Tiến hành viết bài
Khi có một dàn ý chi tiết việc viết bài trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Điều quan trọng là bạn cần cung cấp các nội dung hữu ích, chính xác. Có 2 điều bạn cần phải nhớ:
- Người thật sẽ đọc nội dung của bạn, họ sẽ kiểm chứng thông tin bạn cung cấp, làm theo các “lời khuyên, hướng dẫn” của bạn. Nếu không giải quyết được “vấn đề” của họ, uy tín của bạn giảm. Lầm sau khi thấy website của bạn họ sẽ không click vào nữa.
- GOOGLE AI sẽ đọc nội dung của bạn và có thể so sánh (fact check) thông tin bạn cung cấp cấp. Nếu thông tin không chính xác có thể kiến điểm uy tín của website giảm trong tương lai.
Một website chất lượng cao là một website có quy trình kiểm soát nội dung một cách nghiêm ngặt. Mình thấy những website nước ngoài có tới 3-5 người tham gia vào việc viết một nội dung. Từ người làm SEO, người viết, người biên tập, người chuyên môn…đều cần tham gia vào quá trình sản xuất nội dung.
Tối ưu mật độ từ khóa
Thường khi đi đặt bài viết, mình thường đề nghị giữ mật độ từ khóa (keyword density) một cách tự nhiên nhất có thể. Nếu quy ra số để đo lường thì thường 1-3% bằng SEOquake
Hệ thống của Google hiện nay đủ thông minh để hiểu phần nào “ngữ nghĩa” phía sau các từ khóa. Trong nhiều trường hợp từ khóa không cần xuất hiện trong nội dung vẫn có thể xếp hạng cao trên Google.
Việc lặp lại các từ rất dễ bị Google cho là spam và chất lượng thấp. Có những bài viết mình chỉ cần điều chỉnh mật độ từ khóa thấp xuống là có thể từ trang 2-3 lên trang 1.
Tuy nhiên mật độ từ khóa là phần ngọn, phần gốc vẫn là đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm nhé!
Đặt tiêu đề cho bài viết
Tiêu đề vẫn chiếm trọng số cao trong đánh giá mức độ liên quan giữa nội dung và từ khóa tìm kiếm.
Để đặt tiêu đề chuẩn SEO thì đa số trường hợp chỉ cần từ khóa xuất hiện trên tiêu đề là được. Tuy nhiên bạn nên kết hợp việc đánh giá ngữ nghĩa và bối cảnh “context” vào việc đặt tiêu đề. Như vậy trông tiêu đề sẽ tự nhiên và thu hút được khác hàng click vào hơn.
Tiêu đề phù hợp ngữ cảnh cũng được Google xếp hạng cao hơn.
Ví dụ:
Từ khóa: tác dụng sữa hạt là gì?
Tiêu đề nên chứa từ: “tác dụng của sữa hạt” hoặc “lợi ích của sữa hạt” .
Tối ưu mô tả
Du trong nhiều trường hợp Google đã tự động trích xuất nội dung cho mô tả nhưng đây vẫn là một yếu tố quan trọng. Trên Google search chỉ hiển thị 160 ký tự nhưng bạn có thể viết dài hơn. Google không có giới hạn cụ thể cho phần này.
Hãy viết các nội dung quan trọng và từ khóa chính ở 160 ký tự đầu tiên. Khi viết dài hơn “không sao cả”, hãy thoải mái với điều đó.
KHAI BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG VỚI GOOGLE
Nếu bạn chỉ xuất bản dưới 5 bài/ngày bạn có thể trực tiếp khai báo việc thay đổi nội dung qua Google search console qua công cụ URL Inspection Tool.
Với việc xuất bản hoặc audit số lượng lớn hơn, thì bạn có thể để tự nhiên cho Google cập nhật lại, việc này có thể mất khoảng 2-3 ngày.
Kết luận
Hy vọng với cách viết bài chuẩn SEO mà mình hướng dẫn ở triên sẽ giúp ích cho website, công việc của bạn trong thời gian tới.
Hầu hết các trường hợp ngay sau khi Google ghi nhận thay đổi và lập chỉ mục cho nội dung mới thì thứ hạng từ khóa đã thay đổi rõ rệt. Sau đó thứ hạng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5-10 ngày sau đó trước khi ổn định.
Nếu vẫn muốn thứ hạng cao hơn bạn cần phải thực hiện tiếp một vòng quy trình tối ưu đồng thời tiến hành cải thiện sức mạnh của tổng thể của website.
Chúc các bác vượt bão an toàn!