Đa phần các bạn học SEO thường bắt đầu từ các yếu tố rất kỹ thuật, tút, trick và nhiều trong số đó đã “lỗi thời” điều này đẫn đến những vấn đề rất đau đầu sau này:
- Kỹ thuật thay đổi liên tục vì Google update và đổi mới liên tục. Mỗi năm, Google thường có 8-10 big update và hơn 1000 lần “cải tiến” hệ thống tìm kiếm. Chỉ riêng năm 2022, Google công bố đã thực hiện 4.725 cải tiến.
- Tút, trick ở Việt Nam đa số là kỹ thuật Blackhat (Mũ đen) tận dụng các “lỗ hổng” trong thuật toán và thường Google sẽ sửa chúng, khi cập nhật hệ thống đẫn đến web lên rồi tụt không phanh.
- Thiếu kiến thức căn bản, nền tảng của SEO. Thiếu hiểu biết về cách mà Google tìm kiếm hoạt động. Nên khi Website bị ảnh hưởng sẽ rất lúng túng, không biết hướng xử lý.
Google thành lập ngày 4 tháng 9, 1998, họ vừa mới kỷ niệm 25 tuổi. Nếu dành 1 tuần để tìm hiểu về những thay đổi Google trong 1 năm thì bạn cần 25 tuần để học hết về Google tìm kiếm. Tuy nhiên bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất, giúp bạn rút ngắn thời gian học này.
Nói như Thái Công thì các bạn cần “Kiến Thức – Kinh Nghiệm – Trải Nghiệm” thì mới có thể thành công được, và có một ẩn ý là cần có “Tiền” nữa nhé!
I. Kiến Thức
SEO của những năm này rất khác SEO của những năm 2000-2010, hoặc nói chuẩn hơn thì SEO thay đổi liên tục. Từ 2010 về trước, Số lượng site rất ít, người làm SEO cũng ít, hệ thống của Google cũng đơn giản hơn. Trải qua hàng chục ngàn lần cải tiến, hệ thống Google đã thông minh và phức tạp hơn rất nhiều, Số lượng website, số người làm SEO và xuất hiện của AI làm thế giới website đã lớn hơn rất nhiều. => SEO càng phức tạp và cạnh tranh.
Kiến thức về Website
Nhiều bạn đến với SEO như một tờ giấy trắng, Website, tên miền, hosting là gì cũng chưa biết thì nên tham khảo qua từ điển SEO để hiểu qua về các khái niện về website và SEO. Sau đó bạn dành thời gian khoảng 2 tuần để học cách tạo một website hoặc blog bằng wordpress. Đồng thời tìm hiểu qua các yếu tố về kỹ thuật.
Bạn định hướng làm SEO, nên không cần phải trở thành một lập trình viên. Nó giống như việc bạn học lái xe vậy. Bạn chỉ cần học cách lái xe không cần học cách chế tọa từng thiết bị của chiếc xe đó. Nhưng bạn phải có đủ kiến thức để khi nhìn vào chiếc xe hoặc khi lái thử để biết “chiếc xe này có tốt” hay không.
Kiến thức nền tảng
Các link nội dung Google quan trọng:
- Cẩm nang SEO: https://developers.google.com/search/docs/fundamentals/seo-starter-guide?hl=vi
- Chính sách về nội dung rác: https://developers.google.com/search/docs/essentials/spam-policies?hl=vi
- Tạo nội dung hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người: https://developers.google.com/search/docs/fundamentals/creating-helpful-content?hl=vi
- Hệ thống xếp hạng của Google tìm kiếm: https://developers.google.com/search/docs/appearance/ranking-systems-guide?hl=vi
Kiến thức nâng cao:
Hiện tại anh em làm SEO bây giờ dùng 2 tools chính là Ahrefs và Semrush. Các Tool này khá bá đạo về việc nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ. Ahrefs thì giờ tăng giá cao quá, nên mình chuyển qua dùng Semrush là chính. Các bạn có thể đăng ký dùng thử ful tính năng của nó để trải nghiệm (https://semrush.sjv.io/Free-Trial) Hoặc tìm các nơi mua chung.
Bác dùng tool nào thì đọc các bài blog hướng đẫn của tool đó, vừa học kiến thức vừa học dùng tool:
- Ahrefs blog: https://ahrefs.com/blog/
- Semrush blog: https://www.semrush.com/blog/
Ngoài ra mình còn đọc thêm các bài của chuyên gia và Web chuyên ngành ngành SEO như:
- https://backlinko.com/blog
- https://www.nichepursuits.com/
- https://www.searchenginejournal.com/
- https://www.seroundtable.com/
II. Kinh Nghiệm
Song song với việc học kiến thức thì bạn cần làm thực tế để có biến cách mình học được thành cái của mình, nghiên cứu xem cái gì hiệu quả, cái gì không?
Phương pháp mình làm là tự tạo một blog cá nhân, trải nghiệm tự mua tên miền, hosting, cài đặt wordpress, Plugin. Tự viết nội dung, xây dựng link…. Blog cá nhân và sau thời gian triển khai thì blog của mình lên top, có traffic, nó mang lại cho mình khách hàng và thu nhập luôn.
Ngoài ra bạn cũng có thể đi làm thực tập, đăng lên các nhóm SEO xin làm thực tập, làm part-time làm không lương cũng được. Hoặc nhìn quanh xem có ai mình quen biết cần SEO thì nhận làm.
Khi có website bạn sẽ học được cách sử dụng Google search console, Google Analytic, trải nghiệm cảm giác SEO mãi không lên, khi lên top, khi bị phạt rồi tìm cách để khôi phục lại website. Website bị virus….
III. Trải Nghiệm
Sau 1 năm tự học, mày mò về SEO thì Mình bắt đầu đi làm và nhận các Jobs freelancer “giá có thể thấp hơn thị trường” để có thêm các trải nghiệm để SEO ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Khi đi ứng tuyển các vị trí SEO mà bạn đã có kết quả trước đó thì việc nhận Job khá dễ.
Kinh nghiệm SEO ở mỗi Website, mỗi ngành lại khác nhau. Được xem nhiều website đối thủ trong nhiều ngành học hỏi được thêm từ các website này rất nhiều.
SEO luôn thay đổi, Google luôn đổi mới mỗi ngày nhưng luôn bán sát điều những điều “cốt lõi” mà mình đề cập ở phần Kiến Thức. Thuật toán thay đổi để đưa lại kết quả chính xác hơn, uy tín hơn, đầy đủ hơn.
IV. Kiếm tiền từ SEO
Khi đã vững về SEO và có một chút vốn thì ngoài việc đi làm Bạn có thể nghĩ đến việc kiếm tiền từ SEO theo nhiều nguồn khác nhau:
- Nhận thêm các jobs, dự án SEO ngoài giờ
- SEO Website để kinh doanh, bán hàng
- SEO Website làm MMO kiếm tiền adsense, affiliate. (Nên làm site tiếng anh)
- SEO Website cho thuê hoặc bán lại website
Chúc Anh Em may mắn và thành công!