Có nhiều bạn mới học về SEO hoặc tay ngang từ ngành khác muốn tìm hiểu thêm về SEO hỏi mình học SEO thì nên bắt đầu từ đâu.
Mình đã suy nghĩ và thấy rằng các bạn mới thường bị ngợp trong hàng trăm những “thuật ngữ SEO” rất mới và khó hiểu. Điều này cả trở các bạn trong việc tiếp cận thông tin và kiến thức về SEO
Đôi khi một thuật ngữ qua cách dùng của những người khác nhau hoặc truyền tai nhau mà biến tấu không còn đúng nữa.
Vậy nên, mình tạo ra từ điển SEO, hy vọng có thể giúp các bạn mới tiếp cận thế giới SEO dễ dàng hơn.
Thuật ngữ về Website
- Tên miền: Hiểu đơn giản là địa chỉ của Website chẳng hạn “ngocanhblog.com, facebook.com, Google.com… được gọi là các tên miền. Hiện nay tên miền có hàng ngàn phần mở rộng khác nhau như .com/net/info/me/online/blog….. Tên miền quốc gia thì có .vn/ .com.vn/ net.vn/ gov.vn/ edu.vn….
- Hosting: Không gian lưu trữ nội dung của website, nó như là ổ đĩa trên máy tính của bạn chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ nội dung (content) của website. Hosting tinh được ví như là khu đất để xây dựng webiste (ngôi nhà của bạn).
- Website hay trang web là tập hợp các trang chứa nội dung (Content) bao gồm văn bản, hình ảnh, video, dữ liệu được xác định bằng một tên miền (domain) và lưu trữ trên ít nhất một máy chủ (hosting/server).
- Blog có thể là một dạng website hoặc một phần của website. Chẳng hạn website ngocanhblog.com là một blog. Một số website khác thì có phần blog ( tập hợp vài viết) trên menu. Tại Việt Nam thì hay dùng bằng phần “tin tức”.
- Niche site: Là một dạng website thường tập trung vào một niche (ngách) cụ thể. Thường thuật ngữ này được cá bạn làm MMO, Affiliate hay sử dụng để chỉ
- Money site: Thường để chỉ website chính, phân biệt với website vệ tinh (site phụ)
- Site vệ tinh: Là các site do bản thân các bạn làm chủ tạo ra để đẩy thêm sức mạnh cho site chính.
- PBN ( Private Blog Networks) là hệ thống các site vệ tinh được xây dựng để đẩy SEO, tăng sức mạnh cho site chính. Thường được sử dụng khi việc tiếp cận các nguồn link bị giới hạn, áp dụng trong các dự án SEO lớn, khó.
- Site architecture (Kiến trúc trang web): Cấu trúc và tổ chức của một trang web, bao gồm các liên kết nội bộ và phân đoạn nội dung.
Thuật ngữ về SEO
- SEO (Search Engine Optimization): Quá trình tối ưu hóa trang web để cải thiện thứ hạng trang trong kết quả tìm kiếm.
- SEM (Search Engine Marketing) là một chiến lược tiếp thị trực tuyến nhằm tăng lượng truy cập và tầm ảnh hưởng của một trang web, khi kết hợp cả tối ưu tìm kiếm tự nhiên (SEO) và Tối ưu tìm kiếm trả phí (PPC).
- SEO on-page: Dùng để chỉ tất cả hoạt động tối ưu trên website bao gồm cấu trúc website, xây dựng nội dung (content), Đi internal link và các vấn đề về kỹ thuật khác như tối ưu cho mobile, tốc độ tải trang….
- SEO off-page: Dùng để chit tất cả các hoạt động tối ưu SEO nằm ngoài phạm vi trang của bạn như xây dựng backlink (link building), Guest post, đi bài PR, tăng tín hiệu mạng xã hội…
- Local SEO dùng để chỉ việc tối ưu SEO địa phương, có thể là nhắm đến một quốc gia hoặc khu vực cụ thể.
- SEO global dùng để chị việc tối ưu website để có thể SEO ở nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam thì SEO global để chỉ việc anh em SEO tiến ra thị trường nước ngoài như Mỹ, Úc, Anh, Canada..
- SEO Ecommerce – SEO website thương mại điện tử, SEO website bán hàng ở dạng này website có thể là một sàn TMDT như Shopee, Tiki, Lazada hoặc với quy mô nhỏ hơn là website bán hàng cho doanh nghiệp như thế giới di động, Cellphone S, Di Động Việt…..
- SEO POD (Print on demand) là một ngách của SEO Ecommerce – khi anh em làm SEO tạo các website bán hàng riêng các mặt hàng POD. Cái này có thể tích hợp cùng với các nền tảng POD để tạo website riêng.
- SEO content để chỉ các nội dung được tạo ra để tối ưu cho việc SEO, từ này cũng được dùng để chỉ các bạn chuyên viết contetn cho SEO.
- Technical SEO chỉ các vấn đề kỹ thuật SEO liên quan đến các yếu tố chuẩn SEO cho website. Từ này cũng được dùng để chỉ các bạn làm các vấn đề kỹ thuật và offpage cho SEO
- Backhat SEO – Phương pháp tối ưu hóa trang web sử dụng các kỹ thuật gian lận và vi phạm nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm.
- Whitehat SEO- Phương pháp tối ưu hóa trang web tuân thủ các quy định và nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm.
- Grayhat SEO – Một phong cách tối ưu hóa trang web mà kết hợp cả white hat SEO và black hat SEO.
- Rank (Thứ hạng): Vị trí mà một trang web đạt được trong kết quả tìm kiếm, ảnh hưởng đến lượng lưu lượng và tầm nhìn của trang web đó.
- Organic search (Tìm kiếm tự nhiên): Kết quả tìm kiếm không phải quảng cáo được hiển thị dựa trên tính phù hợp với truy vấn.
Thuật ngữ về Link
- Link
- Backlink hay inbound link
- Internal linking (Liên kết nội bộ): Liên kết từ một trang web đến trang web khác trong cùng một tên miền, giúp tăng khả năng truy cập và tầm ảnh hưởng. Một số tài liệu gọi là Inbound Link.
- External linking (Liên kết ngoại bộ): Liên kết từ một trang web đến trang web khác nằm ngoài tên miền của nó, có thể cung cấp lợi ích liên kết. Một số tài liệu gọi là Outbound Link.
- Anchor text (Văn bản mô tả liên kết): Phần văn bản được liên kết, thường có sự liên quan với nội dung trang được liên kết.
- Nofollow (Không theo dõi): Một thuộc tính HTML được sử dụng để chỉ định cho các công cụ tìm kiếm biết rằng liên kết nên được bỏ qua khi xếp hạng trang web.
- Dofollow
- UGC
- 301 redirect (Chuyển hướng 301): Một loại chuyển hướng trang web mà gửi người dùng và công cụ tìm kiếm từ một URL cũ đến một URL mới.
- Link trần
- Link building
- Canonicalization (Chuẩn hóa): Quá trình xác định và chỉ định trang chính thức của một nội dung trùng lặp trong trường hợp có nhiều phiên bản.
- Canonical tag: Một thẻ HTML để chỉ định trang chính thức của nội dung trùng lặp, giúp tránh vấn đề về SEO.
- Guest post (Viết blog khách mời): Việc viết và đăng bài viết trên trang web khác trong cùng ngành, thường kèm theo liên kết đến trang web của bạn.
- Backlink profile (Hồ sơ liên kết): Tổng hợp các liên kết đến một trang web từ các trang web khác, ảnh hưởng đến sự uy tín và thứ hạng của trang web đó.
Thuật ngữ SEO hình ảnh
- Alt text (Văn bản thay thế): Văn bản mô tả một hình ảnh, hiển thị khi hình ảnh không thể được tải hoặc đọc bởi trình duyệt.
các thuật toán của Google
- BERT
- MUM
- RankBrain
- Neural matching
- TrustRank
- PageRank
- Topical Authority
- Panda
- Penguin
- Hummingbird
* Google có rất nhiều thuật toán ẩn – không công bố cũng như công khai, trên đây là các thuật toán được Google công bố và xác nhận là có tồn tại. Ngoài ra còn có các thuật toán khác mà các chuyên gia SEO đoán định như:
- Sandbox
Thuật ngữ về chủ đề từ khóa (Keywords)
- Keyword (Từ khóa): Từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin.
- Long-tail keywords (Từ khóa dài): Các từ khóa có độ dài lớn hơn và chính xác hơn, thường được sử dụng khi người dùng tìm kiếm một thông tin cụ thể.
- LSI keywords (Từ khóa LSI): Các từ khóa liên quan ngữ nghĩa và liên quan đến từ khóa chính, giúp cải thiện sự hiểu biết của công cụ tìm kiếm về nội dung trang web.
- Keyword research (Nghiên cứu từ khóa): Quá trình tìm kiếm và phân tích các từ khóa có tiềm năng cho việc tối ưu hóa trang web.
- Search volume (Lượt tìm kiếm): Số lượng tìm kiếm hàng tháng cho một từ khóa cụ thể.
- Keyword stuffing (Đặt từ khóa quá nhiều): Sử dụng quá nhiều từ khóa trong một trang web một cách không tự nhiên hoặc quá mức, có thể bị xem là spam bởi công cụ tìm kiếm.
- Keyword competition (Cạnh tranh từ khóa): Mức độ cạnh tranh giữa các trang web để xếp hạng cho cùng một từ khóa.
- Keyword density (Mật độ từ khóa): Tỷ lệ giữa số lần từ khóa xuất hiện trong một văn bản so với tổng số từ trong văn bản.
- Keyword cannibalization (Cạnh tranh từ khóa): Tình trạng nhiều trang web trong cùng một tên miền cạnh tranh với nhau để xếp hạng cho cùng một từ khóa.
Các thuật ngữ về Technical SEO
- Meta tags: Các thẻ HTML chứa thông tin mô tả về trang web, bao gồm tiêu đề trang và mô tả.
- Meta description (Mô tả meta): Một đoạn văn bản ngắn mô tả nội dung của một trang web, hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
- Headings (Tiêu đề): Các phần tử HTML (như H1, H2, H3) được sử dụng để định dạng và phân đoạn nội dung trên một trang web.
- Domain authority (Sức mạnh tên miền): Đánh giá sức mạnh và uy tín của một tên miền, được đo bằng các yếu tố như liên kết đến và tầm ảnh hưởng.
- Page authority (Sức mạnh trang): Đánh giá sức mạnh và uy tín của một trang cụ thể, được đo bằng các yếu tố như liên kết đến và tầm ảnh hưởng.
- Site speed (Tốc độ trang web): Thời gian mà trang web mất để tải hoàn toàn trong trình duyệt, có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng trang web.
- User experience (Trải nghiệm người dùng): Tổng thể cảm nhận của người dùng khi tương tác với một trang web, bao gồm tốc độ tải trang, thiết kế hợp lý, và sự dễ sử dụng.
- Mobile optimization (Tối ưu hóa di động): Quá trình tối ưu hóa trang web để hiển thị tốt trên các thiết bị di động.
- SERP (Search Engine Results Page): Trang kết quả tìm kiếm mà người dùng nhìn thấy sau khi nhập một truy vấn vào công cụ tìm kiếm.
- Crawling (Đi theo): Quá trình mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để duyệt qua các trang web và thu thập thông tin để xây dựng chỉ mục.
- Crawling budget (Ngân sách cào): Số lượng trang web mà công cụ tìm kiếm quyết định cào trong một khoảng thời gian nhất định cho một trang web.
- Crawling errors (Lỗi cào): Các vấn đề phát sinh khi công cụ tìm kiếm không thể truy cập hoặc cào dữ liệu từ trang web, ví dụ như lỗi 404 (trang không tồn tại) hoặc lỗi quyền truy cập.
- Indexing (Chỉ mục hóa): Quá trình mà công cụ tìm kiếm lưu trữ thông tin về các trang web trong cơ sở dữ liệu của nó để tạo ra kết quả tìm kiếm.
- Sitemap (Bản đồ trang web): Tài liệu liệt kê tất cả các trang web trên một trang web, giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web.
- Robots.txt: Tệp văn bản được đặt trên máy chủ web để chỉ rõ những phần của trang web mà robot tìm kiếm không nên truy cập.
- 404 error (Lỗi 404): Một lỗi hiển thị khi trình duyệt không tìm thấy trang được yêu cầu.
- Schema markup (Đánh dấu Schema): thường gọi tắt là Schema là các đoạn mã được thêm vào trang web để cung cấp thông tin cấu trúc hóa cho công cụ tìm kiếm.
- XML sitemap (Bản đồ trang XML): Một tệp tin định dạng XML chứa thông tin về các trang web có sẵn trên một trang web, giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web.
Các thuật ngữ về Content
- User intent (Ý định người dùng): Mục đích và ý định của người dùng khi thực hiện một truy vấn tìm kiếm, được công cụ tìm kiếm đánh giá để hiển thị kết quả phù hợp.
- Fresh content (Nội dung mới): Nội dung được cập nhật thường xuyên trên trang web, được công cụ tìm kiếm ưa thích và có thể cải thiện thứ hạng trang web.
- Duplicate content (Nội dung trùng lặp): Nội dung giống nhau xuất hiện trên nhiều trang web khác nhau, có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trang web.
- Google Analytics: Dịch vụ phân tích web của Google, cung cấp thông tin về lượng truy cập và hành vi người dùng trên trang web.
- Google Search Console: Công cụ cung cấp thông tin và báo cáo về hiệu suất trang web trong kết quả tìm kiếm của Google.
- CTR (Click-through rate): Tỷ lệ phần trăm của người dùng nhấp vào liên kết so với số lần hiển thị liên kết.
- Impressions (Lượt hiển thị): Số lần mà một trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Rich snippets (Đoạn mô tả giàu thông tin): Hiển thị các thông tin bổ sung và cấu trúc hóa trong trang kết quả tìm kiếm, như đánh giá, giá sản phẩm, v.v.
Kết luận
Như vậy mình đã trình bày gần hết những thuật ngữ chuyên sử dụng trong SEO. Hy vọng với những thông tin trên thì bài viết này như là một cuốn từ điển SEO -giải nghĩa mọi thứ đơn giản và đễ hiểu nhất.
Nếu bạn có bất kỳ thuật ngữ nào chưa dược giải thích hoặc vẫn thấy khó hiểu, có thể liên hệ với mình để được diễn giải chi tiết hơn.